BÉ NGHỈ HÈ VUI KHỎE - AN
TOÀN
Mùa hè là thời kỳ
vui sướng nhất của bọn trẻ. Dù đang học mầm non hay trung học, chúng đều háo
hức chờ đón kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, kỳ nghỉ dài ngày này lại gây lo lắng cho
các bậc phụ huynh cha mẹ. Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng
phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh cho trẻ:
1. Phòng ngừa ngã
- Không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn.
- Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
- Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
- Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
2. Phòng ngừa bỏng
- Bố trí
bếp nấu ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không
cho trẻ nhỏ tới gần.
- Không
để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước
nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...).
- Khi bưng, bê
nước nóng, thức ăn mới nấu chín phải chú ý: tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn
kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống, nhiệt độ
nước tắm rửa.
- Không
để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang
đun...
- Không
để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
- Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có
thể xảy ra tai nạn.
3. Phòng ngừa điện giật
- Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không
cho trẻ nghịch
- Hệ thống điện phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện
để cao.
4. Phòng tránh tai nạn giao thông
- Nhắc
nhở trẻ ở nhà không tự ý đi ra ngoài đường khi không có người lớn đi
cùng.
- Không cho trẻ ra
đường một mình, không để các anh, chị dưới 15 tuổi chở trẻ đi trên các phương
tiện giao thông. Khi cho trẻ đi bộ phải dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi phía tay
phải để tạo thói quen cho trẻ. Khi người lớn chở trẻ đi trên các phương tiện
giao thông xe đạp, xe máy cần cho trẻ ngồi an toàn. Khi đi ra đường không tiếp
xúc với người lạ mặt, biết gọi người lớn khi người lạ mặt đến gần hoặc trêu
chọc.
5. Phòng ngừa
đuối nước
- Người
lớn luôn ở bên cạnh để giám sát trẻ, không để trẻ đi ra những nơi không đảm bảo
an toàn như ao, hồ, kênh rạch,
- Không để trẻ chơi
cạnh những xô, chậu chứa nước; các dụng cụ chứa nước như chum, vại, xô phải có
nắp đậy chắc chắn.Không để trẻ vào nhà vệ sinh một mình.
- Các giếng nước, bể
nước phải xây cao thành, có nắp đậy an toàn.
Trên đây là một một
số tai nạn trẻ thường gặp trong thời gian ở nhà mong các bậc phụ huynh quan tâm
tham khảo, phối hợp tốt với nhà trường để dạy trẻ nhận biết những nơi không an
toàn, dạy cho trẻ các kỹ năng trong vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho
bản thân; Giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm của những đồ dùng, đồ chơi, trò
chơi không an toàn để từ đó trẻ hiểu và có kỹ năng phòng tránh.