Bé 2 tuổi chậm nói cần được tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ cụ thể để tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp nhất. Ngay cả khi các yếu tố bệnh lý được loại trừ thì việc can thiệp và cải thiện ngôn ngữ cho trẻ vẫn cần được thực hiện. Nhiều cha mẹ đang băn khoăn không biết trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao, dưới đây là gợi ý về một số cách dạy bé nên áp dụng:
1. Nói chuyện với trẻ thường xuyên
Trò chuyện là một trong các cách hiệu quả giúp trẻ nhỏ gia tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn.
Đặc biệt là những năm tháng đầu đời, khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ nhỏ rất tốt nên nếu được thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ, được nói chuyện và giao tiếp với nhiều người sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ biết cách dùng lời nói để tương tác. Đối với trẻ 2 tuổi, các bậc phụ huynh cũng nên biết cách lựa chọn chủ đề phù hợp để nói chuyện với trẻ nhỏ. Tốt nhất nên nói về những điều gần gũi, thân quen hoặc những thứ liên quan đến sở thích của trẻ.
Khi trò chuyện, bạn cũng nên chú ý nhiều đến phát âm, giọng điệu và câu từ trong từng lời nói. Hãy lựa chọn các từ ngữ đơn giản, nói những câu dễ hiểu và kèm theo các ngôn ngữ cơ thể để trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
Để gia tăng sự tương tác giữa đôi bên, cha mẹ cũng cần đặt ra các câu hỏi để kích thích sự trả lời của trẻ. Trong thời gian đầu, có thể trẻ vẫn chưa thể đáp ứng tốt hoặc có thể rụt rè, thu mình. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải kiên trì, nỗ lực và thường xuyên trò chuyện để trẻ có thời gian thích nghi, hòa nhập tốt hơn.
2. Kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe
Để cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ và gia tăng vốn từ hiệu quả cho trẻ 2 tuổi, các bậc phụ huynh dành nhiều thời gian cùng trẻ đọc sẽ, kể chuyện thông qua những hình ảnh, tranh vẽ đầy màu sắc. Trẻ nhỏ luôn cảm thấy hứng thú và hấp dẫn bởi những thứ đa dạng sắc màu nên trẻ có thể học hỏi và ghi nhớ tốt hơn.
Trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy được những lợi ích tuyệt vời của thói quen đọc sách. Sách vở không chỉ mang đến cho ta những kiến thức bổ ích mà còn giúp chúng ta học được các từ ngữ mới lạ, gia tăng khả năng ngôn ngữ.
Trẻ nhỏ nếu được tiếp xúc nhiều với sách vở ngay từ khi còn bé sẽ phát triển tư duy tốt hơn. Đồng thời, trẻ cũng sẽ có trí tưởng tượng tốt, có vốn từ dồi dào và phong phú.
Tuy nhiên, khi đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nhỏ, đặc biệt là bé 2 tuổi chậm nói thì cha mẹ nên đọc chậm, nhấn nhá câu từ và sử dụng giọng điệu phù hợp để thu hút sự quan tâm của trẻ nhỏ. Ngoài ra, cần kết hợp với sự giải thích cặn kẽ về các hình ảnh có trong sách để trẻ có thể nhận biết, ghi nhớ tốt hơn.
3. Cùng trẻ vui chơi
Phần lớn trẻ nhỏ đều thích vui chơi, thích khám phá những thứ xung quanh. Vui chơi đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi không chỉ đơn thuần là sự giải trí mà đôi lúc nó cũng chính là phương pháp giáo dục và giảng dạy hiệu quả dành riêng cho trẻ.
Việc bắt buộc trẻ ngồi yên một chỗ để có thể học nói, học viết là một điều khá khó khăn hoặc đôi khi trẻ không thể tập trung, học tập tốt nếu bị gượng ép quá nhiều. Do đó, các bậc phụ huynh hãy linh hoạt hơn trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ, tốt nhất hãy lồng ghép giữa cả việc chơi và học.
Tùy vào sở thích của mỗi đứa trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn các trò chơi phù hợp với con. Có thể dành thời gian để cùng con chơi lego, truy tìm đồ vật, chơi xe ô tô, vẽ tranh,….Trong lúc chơi đùa hãy gợi ý cho con cách phân biệt các cách chơi, màu sắc của đồ chơi và tên gọi của chúng.
Cụ thể, bạn hãy chỉ tay vào chiếc xe ô tô và hỏi “Đây là xe gì?”. Nếu trẻ không trả lời, bạn hãy gợi ý cho trẻ hoặc có thể chỉ trẻ cách phân biệt xe ô tô. Hoặc nếu trẻ có thể trả lời đúng, hãy dành cho trẻ những lời khen, những tràng pháo tay để trẻ cảm thấy thích thú và hăng say hơn.
4. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc
Âm nhạc chính là phương pháp hiệu quả giúp trẻ nhỏ phát triển tốt kỹ năng nghe chủ động và gia tăng được vốn từ nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những bé 2 tuổi chậm nói có liên quan đến khả năng nghe thì âm nhạc chính là giải pháp phù hợp nhất.
Theo như chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ nghe kém cần được kích thích bằng các giọng nói, âm điệu có độ cao thấp khác nhau. Vì thế, khi trẻ tiếp xúc với các bản nhạc, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và lắng nghe hiệu quả hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, âm nhạc cũng mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, giúp trẻ nhỏ gia tăng sự tập trung và hứng thú nhiều hơn đối với những câu nói đơn điệu. Trẻ nhỏ cũng sẽ dễ dàng học hỏi thêm đa dạng các vốn từ và biết cách điều chỉnh phát âm hiệu quả, cải thiện tốt tình trạng nói ngọng, nói lớ.
Để trẻ cải thiện tốt tình trạng chậm nói, cha mẹ nên tạo nhiều điều kiện và cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc qua nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như đánh thức trẻ bằng một bài nhạc, hát ru, cho trẻ ca múa với âm nhạc, lựa chọn các món đồ chơi có thể phát nhạc,…
5. Tạo cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Thường xuyên được tiếp xúc với những hoạt động ngoài trời, gặp gỡ và khám phá những điều thú vị, mới lạ trong cuộc sống sẽ kích thích được sự tò mò và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Trẻ nhỏ luôn cảm thấy tò mò về những điều mới mẻ, lạ mắt nên khi được nhìn ngắm hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài sẽ gia tăng sự hứng thú đối với trẻ, từ đó trẻ cũng sẽ có thêm nhu cầu được trải nghiệm, kết nối.
Hơn thế, khi có cơ hội được ra ngoài thường xuyên, trẻ cũng sẽ gặp gỡ với nhiều bạn bè, những đứa trẻ cùng trang lứa. Các chuyên gia chia sẻ rằng, việc tiếp xúc của các trẻ nhỏ chính là biện pháp tốt nhất để trẻ nhỏ nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Trẻ thích học hỏi và dễ dàng tiếp thu từ những điều mà bạn bè “dạy” nên cha mẹ hãy cứ thoải mái để trẻ được vui chơi, giao lưu nhiều hơn.
6. Hạn chế và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại, iPad của trẻ
Thường xuyên sử dụng điện thoại, smartphone cũng chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ ngày nay. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ đã tạo điều kiện để trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị thông minh ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh do quá bận rộn với công việc nên đã sử dụng điện thoại như vật thay thế cho người chăm sóc trẻ. Họ mặc nhiên để trẻ xem và chơi điện thoại hàng giờ đồng hồ hoặc thậm chí là cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến trẻ dần trở nên “lười” giao tiếp và cứ mãi chìm đắm trong thế giới ảo của chính mình.
Vì thế, việc cần làm ngay bây giờ để cải thiện khả năng ngôn ngữ và giúp bé 2 tuổi giao tiếp linh hoạt hơn đó chính là hạn chế, kiểm soát lại thời gian sử dụng điện thoại của trẻ. Trong thực tế, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà chiếc smartphone mang đến cho cuộc sống, nhưng cần phải có kế hoạch sử dụng một cách lành mạnh thì những ưu điểm của điện thoại mới thực sự hữu dụng.
Các bậc phụ huynh nên trao đổi và đưa ra các quy định cụ thể về thời gian sử dụng điện thoại của trẻ. Ví dụ như trẻ sẽ được xem điện thoại, iPad khoảng 30 phút sau giờ ăn trưa. Đồng thời, nếu trẻ là một người “nghiện” điện thoại thì từ bây giờ bạn hãy bắt đầu điều chỉnh và cắt giảm từ từ về thời gian sử dụng cho trẻ. Đồng thời, có thể đưa ra những món quà khen thưởng nếu trẻ có thể hoàn thành mục tiêu tốt.
7. Khuyến khích trẻ tự thực hiện các nhu cầu cá nhân
Việc trẻ liên tục được đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày cũng chính là lý do chính khiến cho trẻ chậm nói, chậm sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh. Sự nuông chiều của các ông bố bà mẹ đã vô tình kiềm hãm đi nhu cầu được nói, được bày tỏ mong muốn của bản thân.
Vì thế, cách tốt nhất để dạy bé 2 tuổi chậm nói phát triển tốt ngôn ngữ đó chính là khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể thực hiện tốt các nhu cầu cá nhân của mình. Ví dụ như hướng dẫn trẻ thực hiện việc tự ăn uống, tự lựa chọn quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi,….
Vừa học vừa làm chính là cách tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện. Ngay cả khi xảy ra các vấn đề khó khăn, cha mẹ cũng nên là người quan sát, hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết để trẻ gia tăng nhận thức, có trách nhiệm hơn với chính mình.
8. Dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu
Dạy bé 2 tuổi chậm nói là cần có sự kiên nhẫn và cố gắng rất nhiều từ gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Trẻ bị khiếm khuyết về khả năng phát triển ngôn ngữ không thể nhanh chóng gia tăng vốn từ hay có thể nói ngay chỉ trong ngày 1 ngày 2.
Vì thế, các bậc phụ huynh cũng cần phải đồng hành cùng trẻ trong một thời gian nhất định và bắt đầu từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt nhất. Cha mẹ cần dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu và dễ phát âm. Sau khi trẻ có thể hoàn thành và sử dụng tốt thì hãy tăng dần mức độ tùy theo sự đáp ứng của mỗi trẻ.
Việc dạy từ ngữ cho trẻ không cần phải thực hiện theo bất cứ khuôn khổ nào, cha mẹ có thể thoải mái gia tăng vốn từ của trẻ theo nhiều hình thức và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ khi chuẩn bị ăn cơm, hãy chỉ vào bát cơm và dạy trẻ nói “cơm”, “cá”, “rau”,…hoặc khi gặp gỡ những người thân trong gia đình, hãy giới thiệu cụ thể từng thành viên như “ông”, “bà”, “cô”, “chú”,…
Trên đây là một số gợi ý về những cách dạy bé 2 tuổi chậm nói mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng tại nhà cho trẻ. Hy vọng các ba mẹ có thể kiên trì giúp con phát triển ngôn ngữ để con có thêm nhiều cơ hội để hòa nhập, học tập tốt hơn trong tương lai.
Nguồn: Sưu tầm