Trò chơi dân gian là một trong những trò chơi vô cùng hấp dẫn và hứng thú với trẻ. Khi chơi làm phát triển ở trẻ nhu cầu vận động, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh và nhu cầu giao tiếp. Ngoài ra trò chơi dân gian còn góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục các chuẩn mực xã hội và các quy định trong mối quan hệ giữa tập thể cộng đồng với cá nhân trẻ thông qua mối quan hệ giữa các vai đóng trong trò chơi và thông qua việc tuân thủ các luật lệ chơi, quy trình chơi.
Trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo phần lớn là những trò chơi có lời đồng dao, có nhịp điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn. Nhiều bài đồng dao có lời dí dỏm, dân dã, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, qua đó trẻ tiếp thu được ngôn ngữ dân gian chân thực. Lời đồng dao góp phần bồi dưỡng, rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ và giúp trẻ nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó trẻ yêu mến thiên nhiên, cảnh vật và con người của quê hương. Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tùy theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ em mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp trẻ hiểu về các chuẩn mực đạo đức và tình yêu quê hương đất nước
- Mục tiêu của giải pháp.
- Tìm ra các phương pháp nâng cao hiệu quả khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Biết cách lồng ghép các trò chơi dân gian vào các bài học, các chủ đề và các thời điểm trong ngày sao cho phù hợp.
- Khi chơi các trò chơi dân gian trẻ sẽ tự tin trong giao tiếp, có kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, tạo không khí vui tươi, cởi mở, thân thiện trong trường học. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực;Lớp học hạnh phúc”
- Giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ và các giác quan như: Thị lực, thính giác, khứu giác; Ngoài ra giúp trẻ phát triển tình yêu quê hương đất nước, hiểu về nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Biện pháp thực hiện
Giải pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ và bố trí thời gian, không gian, địa điểm chơi hợp lý.
Giải pháp 2: Lồng ghép và lựa chọn các trò chơi dân gian vào từng nội dung bài học; từng chủ đề cụ thể.
Giải pháp 3: Đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng tiến trình khi trẻ tham gia các trò chơi dân gian.
Giải pháp 4: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường