Trẻ mầm non chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ. Các nhu cầu như muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Tuy nhiên khả năng và sức lực của trẻ vẫn chưa đủ để làm được những điều đó. Do đó, các hoạt động góc ở trường mầm non đóng vai trò là phương tiện; giúp các bé tham gia vào “ Xã hội người lớn” 1 cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Khi tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình; trẻ sẽ tưởng tượng mình là người lớn thực thụ và cũng đóng 1 cương vị trong xã hội như: bác sỹ, cô giáo, kỹ sư, chú công nhân, cô bán hàng, anh bán bánh, … với vai trò đó, các bé sẽ tái tạo lại cuộc sống của người lớn 1 cách tổng quát; ở trong hoàn cảnh tưởng tượng của mình một cách chân thật nhất
Góc xây dựng, góc nghệ thuật – tạo hình, góc thư viện, góc phân vai… Ở mỗi góc chơi thì các em nhỏ đều được học những kiến thức và kỹ năng khác nhau. Quan trọng hơn cả là trẻ sẽ có cơ hội để thể hiện mình và biết phối hợp với bạn cùng chơi tốt nhất.
Hoạt động vui chơi ở các góc phản ánh sự sáng tạo của trẻ mầm non về nhận thức và ngôn ngữ. Đó là sự tác động qua lại giữa đứa trẻ đó với môi trường xung quanh. Vì khi trẻ đang chơi ở các góc chơi đồng nghĩa với việc trẻ đang sống trong cuộc sống thực.
Đây chính là 1 hoạt động không chỉ có mục đích tạo ra sản phẩm; mà đó còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ mẫu giáo. Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và trò chơi theo nhu cầu và sự hứng thú của trẻ. Qua hoạt động đó giúp trẻ giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với các bạn. Trẻ được đóng các vai chơi, tự nguyện chơi sau khi đã chọn các góc chơi cho mình nhằm thể hiện tính cách và sở trường qua từng góc chơi.