Có nhiều bậc phụ huynh vì sợ con mình béo phì nên cắt giảm hoàn toàn lượng chất béo có trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên trong chế độ dinh dưỡng trẻ 5 tuổi nhất định phải có mặt của chất béo. Vì ở độ tuổi này, trẻ tiếp thu và học hỏi nhiều hơn. Do đó rất cần các axit béo hỗ trợ bộ não. Ngoài ra, chất béo còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành màng tế bào thần kinh.
Trẻ cần 30 – 40% lượng calo từ chất béo để đáp ứng hệ thần kinh hàng ngày. Chất béo có từ quả bơ, dầu thực vật hoặc cá hồi luôn giàu Omega 3 giúp nâng cao hệ miễn dịch và tốt cho trí não. Bạn có thể cho trẻ dùng 2 lần/tuần các thực phẩm chứa Omega 3 để tăng trí thông minh và độ nhanh nhạy.
2. Bổ sung vitamin tổng hợp khi bé không ăn rau
Theo các chuyên gia, khẩu phần dinh dưỡng trẻ 5 tuổi cần phải đầy đủ chất, tất nhiên là không thể thiếu rau xanh. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ rất lười và không thích ăn rau. Điều này khiến các bậc cha mẹ nghĩ rằng cần cho con mình uống vitamin tổng hợp để bổ sung. Thế nhưng có rất nhiều trẻ lười ăn rau nhưng cơ thể lại không thiếu vitamin và khoáng chất nào. Cách tốt nhất là hãy bổ sung hoa quả tươi.
Nếu bạn muốn bổ sung axit folic mà trẻ lại ngán rau bina, hãy chọn quả cam hoặc dâu tây thay thế. Nếu cần cung cấp kali, hãy cho trẻ chuối thay cho khoai tây. Vitamin A và caroten rất tốt cho mắt. Khi trer nhà bạn không ăn cà rốt, hãy lựa chọn quả mơ hoặc dưa hấu thay thế.
3. Cho trẻ ăn ít đi khi trẻ bị bệnh
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ có tâm lý khi trẻ ốm, bệnh thì khắt khe hơn trong việc ăn uống của con. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý không nên cắt giảm lượng thức ăn của con. Chỉ là khi bị bệnh, trẻ cần hấp thu nhiều hơn thức ăn dạng lòng ví dụ như súp hoặc cháo. Bạn đừng quá lo lắng mà hãy cho trẻ ăn những gì mình thích ở độ tuổi này.
4. Ưu tiên nước trái cây ép hơn
Nước ép trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Thế nhưng nó không thể thay thế cho hầu hết nước lọc và các loại nước khác. Nếu trong chế độ dinh dưỡng trẻ 5 tuổi hàng ngày có quá nhiều nước ép trái cây thì không hề tốt chút nào. Bởi lượng đường cao có trong loại nước này sẽ khiến dạ dày trẻ khó tiêu. Hơn nữa, nếu uống không kiểm soát liều lượng sẽ khiến trẻ bị sâu răng do đường phá hỏng men răng.
5. Chỉ sử dụng phần nước
“Khôn ăn nước, dại ăn cái” là câu nói quen thuộc của ông bà ta ngày xưa. Vì thế mà nhiều người nội trợ khi hầm hoặc ninh thịt, xương hoặc luộc rau đều bỏ phần xác, chỉ lấy phần nước. Thế nhưng ít ai biết rằng hầu hết thành phần dinh dưỡng đều không tan vào nước. Chúng vẫn còn “hiển diện” ở trong phần xác hoặc phần cái. Nếu chỉ cho trẻ ăn phần nước rau hoặc nước hầm xương, trẻ sẽ không nhận được bất kỳ dưỡng chất nào.