Những biện pháp, kỹ năng phòng vệ, tránh bị xâm hại tình dục:
- Hướng dẫn trẻ nhận biết những hành vi xâm hại tình dục để đề phòng.
- Hướng dẫn trẻ những kiến thức về giới tính ngay từ nhỏ, dạy trẻ tên chính xác các bộ phận trên cơ thể của trẻ.
- Dạy trẻ biết tôn trọng bản thân, chỉ rõ những chỗ nhạy cảm, chỗ kín là chỗ nào; hướng dẫn cho trẻ biết ai là người có thể chạm vào cơ thể, vào những khu vực nhạy cảm của trẻ như bố mẹ, ông bà, bác sỹ, y tá trong trường hợp cụ thể; không để người khác nhìn hay chạm vào vùng nhạy cảm của trẻ cũng như bản thân trẻ không chạm vào của các bạn khác hay của người lớn.
- Hướng dẫn trẻ không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể, những chỗ kín của cơ thể trẻ. Nếu ai cố tình, trẻ cần phản ứng bằng cách nói thật to “Không”, “Dừng lại” hoặc bỏ chạy đến chỗ an toàn và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
- Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật tốt và xấu. Những bí mật tốt mang lại niềm vui, hạnh phúc thì giữ lại. Những bí mật xấu là những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, tồi tệ, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra. Hãy nói với trẻ khi nào bé cảm thấy không thoải mái, tồi tệ, lo lắng, sợ hãi bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng như ông bà, bố mẹ, anh chị em, cô giáo...
Những điều cha mẹ và trẻ cần biết, cần tránh:
- Không để trẻ ở nhà, đến nơi công cộng, nơi tối tăm, vắng vẻ một mình.
- Không cho trẻ ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu.
- Dạy trẻ không nhận tiền, quà, đồ ăn, thức uống hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
- Trẻ không nên nói chuyện, đi nhờ xe người lạ.
- Nhận dạng những hành vi xấu như: ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối...
Cách xử lý khi trẻ bị xâm hại tình dục:
- Cha mẹ, người thân cố gắng gần gũi trẻ, khuyến khích trẻ cởi mở tâm trạng, nói chuyện với trẻ về sự việc đã xảy ra ở mức độ cụ thể nhất định.
- Không để cho trẻ có cảm giác hoang mang, lo sợ phải che giấu, thu mình.
- Không làm ầm ĩ và quá lên mức độ trầm trọng của việc sẽ khiến cho trẻ xấu hổ và tổn thương hơn.
- Không giấu diếm sự việc, phải tới ngay cơ quan Công an, các cơ quan chức năng nơi gần nhất để trình báo sự việc và được tư vấn hỗ trợ.