1. Nguyễn nhân, triệu chứng của một số bệnh mùa hè
1.1. Bệnh tay, chân, miệng.
* Nguyên nhân
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh, nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Virut đường ruột là nguyên nhân chính gây bệnh Virut Entero 71 được xác định gây bệnh chân tay miệng là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh.
* Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát.
Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.
Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.
Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.
Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.
1.2. Bệnh thuỷ đậu
* Nguyên nhân
Bệnh thủy đậu do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào mùa xuân. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 - 7 ngày bởi dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho... thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.
* Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi
+ Ban thủy đậu thường rất ngứa
1.3. Các bệnh do muỗi truyền: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản
* Bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh nhiễm virus sốt xuất huyết dengue cấp tính do muỗi truyền (muỗi vằn aedes aegypti). Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước (sạch) quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa,… hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa,…
* Triệu chứng: Sốt cao, lên đến 40,5 độ C; Đau đầu nghiêm trọng; Đau khớp và cơ; Buồn nôn và ói mửa; Phát ban.
* Bệnh viêm não Nhật Bản:
* Nguyên nhân
Là bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây nên, trung gian truyền bệnh là muỗi culex, loài muỗi này thường sống ở các vùng có nhiều ao tù và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có thể gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
* Triệu chứng: Sốt. Nhức đầu. Buồn nôn, nôn mửa, cứng gáy
2. Những biện pháp chung để phòng các bệnh mùa hè
2.1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:
1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh;
- Xây dựng môi trường giáo dục để trẻ được thường xuyên tập luyện, tham gia các hoạt động bổ ích, tạo tinh thần sảng khoái, phấn khởi;
- Ăn đủ chất chú ý thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn; Tăng cường cải tạo vườn trường để trẻ được sử dụng nguồn rau sạch;
- Uống đủ nước, và có thể cho trẻ uống thêm nước cam vắt hoặc nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm không để côn trùng bâu đậu;
- Xây dựng thực đơn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cân đối giữa động vật thực vật
2. Vệ sinh môi trường.
- Nhà ở, lớp học gọn gàng, sạch sẽ thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;
- Không để thức ăn, rác, nước thải vương vải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà, vào lớp
- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng;
- Khuyến cáo không vứt rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
- Thực hiện tổng vệ sinh mỗi tuần 1 lần
Dưới đây là một số hình ảnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường:
Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho các con trong các hoạt động, hàng tuần các cô giáo lại lau, rửa đồ dùng, đồ chơi, xốp trải nên nhà ….