Dạy học dự án hay tích hợp giáo dục Steam trong các hoạt động là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Thông qua Steam trẻ được trải nghiệm, được khám phá, trẻ được tự tay làm ra những sản phẩm từ các đồ dùng thật, trẻ tập trung say sưa vào hoạt động, được thỏa mãn sự tò mò và trẻ tích cực tư duy, tưởng tưởng để tạo ra sản phẩm, từ đó nảy sinh ở trẻ niềm đam mê với công nghệ và khoa học
Về dự với buổi chuyên đề có các đồng chí trong Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cùng giáo viên các lớp đã tham gia dự giờ 1 tiết dạy demo Dự án "Làm con vật từ lá cây" - Thuộc chủ đề "Thực vật" - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và tổ chức thảo luận qua tiết dạy về "Ứng dụng phương pháp dạy học STEAM vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo".
Hoạt động được tổ chức ở ngoài sân trường dưới sự hướng dẫn, tổ chức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang cùng các bé học sinh lớp 5A1. Thông qua hoạt động chuyên đề nhằm giúp giáo viên nắm rõ hơn về ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong các tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệm vụ, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời đại mới - thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Dạy học theo dự án đối với lớp 5 tuổi “Bé làm con vật từ lá cây” được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng, lồng ghép nội dung toán, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật… qua đó xây dựng các kỹ năng hoạt động theo nhóm, khả năng tư duy, óc sáng tạo, thẩm mỹ, kỹ năng quản lý thời gian và rèn sự khéo léo đôi bàn tay của trẻ khi sử dụng các loại lá cây, kéo, băng dính, dây gai... để tạo ra các con vật. Những nguyên học liệu cho trẻ hoạt động là các loại lá cây rất gần gũi và dễ tìm kiếm như: Lá mít, lá tre, lá chuối, lá dứa, lá dừa, lá bèo tây, quả thông, tăm bông, tăm, hạt đỗ đen, kéo, băng dính, dây gai,…. Được tự mình tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm giúp trẻ vô cùng thích thú và tích cực tham gia các hoạt động để tạo ra sản phẩm và được chơi các trò chơi với sản phẩm mình vừa tạo ra.
Phần thảo luận sau tiết dạy được cán bộ, giáo viên chia sẻ sôi nổi và tích cực với các nội dung như cách xây dựng và lựa chọn những dự án học tập STEAM trong tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi của trẻ; vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động có tích hợp phương pháp giáo dục STEAM; mục tiêu cần đạt của Dự án học tập giáo dục STEAM cho trẻ mầm non.... Thông qua buổi chuyên đề tạo cơ hội cho đội ngũ Cán bộ - giáo viên được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giúp nâng cao tay nghề cho đội ngũ, từng bước đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của trẻ: