Say nắng là tình trạng xảy ra nhiều ở trẻ do trẻ tiếp xúc nhiều với thời tiết nắng nóng trong quá trình vui chơi. Trẻ say nắng có nhiều triệu chứng như choáng, da ửng đỏ, sốt cao và thậm chí là ngất xỉu, tử vong. Khi gặp trường hợp trẻ bị say nắng, cần sơ cứu cho trẻ ngay lập tức để tránh hậu quả xấu xảy ra. Việc làm cần thiết nhất là đưa trẻ vào chỗ mát, cởi bớt quần áo cho trẻ, tránh tập trung đông người. Và hơn hết, người lớn cần nắm được các cách phòng tránh tình trạng say nắng ở trẻ.
Nguyên nhân say nắng ở trẻ
Vận động ngoài trời là một hoạt động rất có ích cho trẻ. Nó tạo cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành, tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với ánh nắng gay gắt và kéo dài sẽ làm cho trẻ có cảm giác mệt mỏi; lừ đừ hoặc thậm chí “ngất xỉu”. Say nắng ở trẻ là một hiện tượng thường gặp vào mùa hè. Đặc biệt là những ngày thời tiết nắng nóng và oi bức.
Say nắng ở trẻ khi thời tiết nóng bức
Say nắng là tình trạng nhiệt độ cơ thể bị tăng cao do tác động từ bên ngoài của nắng nóng. Tăng thân nhiệt quá mức sẽ gây rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể; có thể gây choáng, thậm chí tử vong. Nếu trẻ chơi ngoài trời nắng nóng mà xuất hiện những dấu hiệu như; da ửng đỏ, khô nóng, không có mồ hôi; sốt cao trên 40oC thì phải lập tức sơ cứu ngay. Trường hợp nặng bé có thể lơ mơ; ngất xỉu, co giật, sốc. Ở trẻ lớn có thể cảm thấy hoa mắt; ù tai, chóng mặt, buồn nôn.
Phương pháp sơ cứu say nắng ở trẻ
Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
– Đưa trẻ vào nơi có bóng mát và thoáng.
– Cởi hết quần áo (trẻ nhỏ) hoặc cởi bớt quần áo (trẻ lớn).
– Quạt mát, tránh tụ tập đông người xung quanh.
– Nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào; ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người; dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp; cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.
– Cho trẻ uống nước (nếu trẻ còn tỉnh); uống chậm, từng muỗng hoặc từng ngụm. Lưu ý: không cho trẻ uống nước ở tư thế nằm hoặc khi trẻ còn lơ mơ, trẻ chưa tỉnh hẳn.
– Trong thời gian sơ cứu thì chuẩn bị phương tiện chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Phòng tránh tình trạng say nắng ở trẻ
Cho trẻ đội mũ rộng
Nên cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả khi đi ra ngoài trời nắng nóng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước.
Trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Những trẻ phải luyện tập thể lực hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thì lượng nước mất sẽ nhiều hơn như vậy cần cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ chưa cảm thấy khát.
Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h – 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín đáo như mặc áo dài tay, quần dài cho trẻ, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành cho trẻ để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.
Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Không nên để trẻ quá gắng sức khi luyện tập thể lực hoặc chơi đùa ngoài nắng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trương đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi phòng trường hợp xấu xảy ra.
Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát; màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt; và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường. Đội mũ rộng vành; mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu; bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường để phòng say nắng. Tránh những nơi nắng gắt; không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người là biện pháp phòng tránh say nắng hiệu quả.